Blended learning là gì?
Blended learning là một chủ đề research nổi bật trong lĩnh vực giáo dục hiện nay. Sau khi đọc qua 200 đề tài nghiên cứu bậc Master và Tiến Sỹ, Drysdale, Graham, Spring, and Halverson (2013) nhận xét rằng mỗi năm lại có thêm nhiều đề tài nghiên cứu sau đại học về lĩnh vực này. Tuy nhiên khó khăn lớn nhất đối với những giảng viên mỡi bước chân vào lĩnh vực này vẫn là tính thực tiễn và các mô hình triển khai. Ví dụ như, bao nhiêu phần trăm nội dung dạy trên lớp có thể thay thế được bằng các hoạt động online. Câu hỏi này thường biến đổi tuỳ vào khoá học, ngành học và chuẩn đầu ra của một khoá học. The Sloan Consortium (là một tổ chức chuyên nghiên cứu về học online từ bậc trung học phổ thông) định nghĩa blended learning là một khoá học bao gồm khoản 30-70% nội dụng online. Tuy là một định hướng dùng được nhưng nó chưa đủ để phản ánh mọi mô hình blended khác nhau.
Tổ chức EDUCAUSE Learning Initiative (ELI) cung cấp khá nhiều tài liệu có ích liên quan đến blended learning, trong đó có một báo cáo quốc gia và một khung chương trình tập huấn cho giảng viên. EDUCAUSE cũng tổng hợp các case study về các mô hình blended khác nhau trong cuốn eBook Game Changers: Education and Information Technologies.
McGee and Reis (2012) nhận thấy rằng blended learning thường chú trọng vào qui trình thiết kế khoá học, ngụ ý rằng những người thiết kế khoá học thường phải có tầm nhìn vượt qua phương pháp dạy học truyền thống và thiết kế lại khoá học trong một môi trường học tập qua nhiều phương tiện. Thêm nữa nếu một khoá học có sử dụng nhiều công nghệ kỹ thuật thì càng cần có một qui trình thiết kế cơ bản.
Lợi ích của Blended Learning
Các khoá học theo kiểu Blended thường là một lựa chọn được yêu thích của sinh viên ở các trường (Olson, 2003 cited in Drysdale, Graham, Spring, and Halverson, 2013 and Kaleta, Garnham, and Aycock, 2005). Từ quan sát ban đầu, sự phổ biến này xuất phát từ tính linh hoạt và tiện lợi của những hoạt động online mà vẫn duy trì được những điểm mạnh của phương pháp dạy học truyền thống trên lớp.
Mặc dù các khoá học online đang dần trở nên phổ biến ở bậc đại học, nhiều trường vẫn gặp khó khăn trong khâu khái niêm hoá và triển khai blended learning. Blended learning thường thành công nếu nó nằm trong tầm nhìn, chiến lược và mục tiêu của trường. Việc thiết kế và dạy các khoá học blended có thể đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của trường, giảng viên cũng như sinh viên.
- Đối với trường, các khoá học theo kiểu blended thường rất tốt nếu trường không có đủ lớp học cũng như khuyến khích các giảng viên phối hợp với nhau trong các hoạt động online.
- Đối với các giảng viên, các khoá học blended là một phương pháp tốt để giới thiệu các kỹ thuật mới trong việc tương tác với sinh viên cũng như để chuyển giao giữa phương pháp dạy học theo kiểu truyền thống và online.
- Đối với sinh viên, các khoá học blended đem lại sự tiện lợi của việc học trên mạng kết hợp với các tương tác xã hội và các tương tác trong khoá học. Sinh viên học mọi lúc, mọi nơi và học theo tốc độ riêng, phù hợp với mình.
Nếu chiến lược của trường có thể được thiết lập để thoả mãn nhu cầu của cả 3 đối tượng (trường, giảng viên, sinh viên) cùng một lúc thì blended learning sẽ thúc đẩy sự phát triển và biến đổi của trường. Theo bộ GD của Mỹ (2010), “nhìn chung, sinh viên trong môi trường online học tốt hơn so với phương pháp học truyền thống”. Hơn nữa, “giảng dạy kết hợp kiểu truyền thống và online có nhiều lợi thế hơn nếu chỉ dạy truyền thống hoặc online”. Không những sinh viên học tốt hơn trong các khoá blended mà học liệu tổ chức theo từng môdun cũng đem lại nhiều lợi thế. Ví dụ như các phân tích đánh giá về chất lượng học của SV có thể dùng để hiểu hơn về hiệu quả của các phương pháp học của sinh viên. Các chức năng phân tích dữ liệu cũng giúp cho giảng viên có thể phát hiện ra các sinh viên cần được tư vấn riêng, nhờ đó cũng giảm tỉ lệ sinh viên rút khỏi khoá học. Các công cụ online trong những khoá blended cũng giúp tăng tỉ lệ sinh viên tham gia các hoạt động và diễn đàn thảo luận của khoá học một cách đáng kể, nhờ đó đảm bảo các sinh viên có thể được hưởng các lợi ích từ một môi trường học tập cộng tác.
Thiết kế khoá học theo kiểu blended
Việc hiểu về phương pháp blended giúp chúng ra biết rõ những lợi ích của phương pháp học tập này.
Thiết kế một khoá Blended theo qui trình có kiểm soát
Năm 2002, Troha đặt một câu hỏi “tại sao nhiều phong trào khởi xướng blended learning lại thất bại, tốn thời gian một cách kinh khủng như vây?”(Troha, 2002, para 2). Thật không may có nhiều kết quả không mong đợi xảy ra trong quá trình triển khai một khoá học, thậm chí ngay cả khi chúng ta đã đổ rất nhiều thời gian, công sức là nhiệt huyết vào đó. Làm thế nào để một giảng viên tránh được những điều này khi triển khai một khoá học theo kiểu blended. McGee and Reis (2012) cho rằng câu trả lời nằm ở quá trình thiết kế: “Hầu hết đều cho rằng chiến lược tốt nhất để bắt đầu thiết kế một khoá học là xác định mục tiêu của khoá học thật rõ ràng trước khi thiết kế các hoạt đông, bài tập và bài kiểm tra cho khóa học. Mục tiêu của một khoá blended là một thành phần thiết yếu bởi mục tiêu ảnh hưởng đến phương thức truyền tải nội dung (truyền thống hay online), phương pháp giảng dạy (kết nối giữa dạy trên lớp và các hoạt động online).
Ở mục này, chúng tôi thiết lập một mô hình bao gồm có những phương pháp thực hành tốt nhất để giảm những khó khăn và để hiện thực hoá những lợi ích của blended learning. Tầm quan trọng của việc lên kế hoạch cần phải được liên tục nhấn mạnh. Ở từng gian đoạn của quá trình triển khai, việc quản lý kiểm tra phải được tiến hành từ gian đoạn bắt đầu lên kế hoạch để đảm bảo thu được kết quả như mong muốn.
Giả thiết rằng qui trình thiết kế một khoá học bắt đầu bằng Mục tiêu học tập bao gồm một phác thảo để định hướng qui trình phát triển, triển khai và đánh giá khoá học. Một số câu hỏi sau cần được chú ý: “Mô hình nào là tốt nhất để kết hợp giữa truyền thống, online, bài giảng, đồng bộ, không đồng bộ hay các phương pháp giảng dạy dùng công nghệ”. Điều quan trọng là xác định vai trò của người giảng viên trong quá trình học tập: Hướng dẫn hay hỗ trợ? Một điều quan trọng nữa là sự tương tác giữa sinh viên. Câu trả lời cho những câu hỏi trên phụ thuộc vào môi trường, văn hoá của công tác dạy và học. Trong mọi tình huống, blended learning thường chú trọng vào người học và giảng viên thì chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn (thay vì giảng viên dạy). Ngoài ra blended learning còn có tính tương tác cao và khuyến khích sinh viên hợp tác trong học tập.
Các nội dung và hoạt động học tập chú trọng nhiều vào thực hành cần được thiết kế cho một khoá học để sinh viên có thể đạt được các mục tiêu của khoá học đề ra. Blended learning rất có lợi cho người học. Một số nghiên cứu đã chỉ ra hạn chế của việc áp dụng các kiểu dạy chung chung thay vì thay đổi mô hình học cho từng môn để phù hợp với nhu cầu của sinh viên.
Khi một giảng viên thiết kế bài học của mình, điều quan trọng là phải chú ý các hoạt đông học tập (bài giảng, case study, đóng vai, mô phỏng, game, v.v) mà có tác dụng truyền tải mục đích của bài học.
Blended learning không chỉ đơn giản là thêm một thành phần online vào một khoá học truyền thống. Công nghệ nên được sử dụng một cách thông minh để giúp cho sinh viên học. Không nên chỉ sử dụng công nghệ chỉ vì thích hoặc muốn thể hiện. Công nghệ mang đến những cơ hội tuyệt vời cho giảng viên muốn làm cho việc học trở nên tương tác hơn, linh hoạt hơn và vui hơn khi được dùng đúng.
“Vì mục tiêu của blended learning là nâng cao chất lượng học bằng cách kết hợp những yếu tố tốt nhất của cả hai phương pháp…, có một số chủ đề một các tự nhiên phù hợp với việc tự học online. Các chủ đề đó bao gồm những nội dung dễ hiểu, đơn giản, những hạng mục thông tin mà sinh viên có thể tự học một cách chính xác” (Troha, 2003).
Sinh viên có thể học online mà không cần hoặc rất ít gợi ý từ giảng viên. Tất nhiên, giảng viên nên hướng dẫn sinh viên trong suốt quá trình học tập, nhưng khi một sinh viên có thể tự học online mà không cần sự hướng dẫn thì sinh viên đó sẽ học sâu hơn và cảm thấy có giá trị hơn.
Bản chất của những khoá học blended rất là linh hoạt. Do đó, chúng ta cần sửa đổi thường xuyên để đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên. Phải qua nhiều trải nghiệm thì một giảng viên mới nghiệm ra được cách nào là tốt cho sinh viên. Cần phải có một mạng lưới những giảng viên cùng triển khai các khoá blended để có thể hỗ trợ và chia sẻ kinh nghiệm.
Khi đã xác định rõ mục tiêu của một khoá học, giảng viên có thể chọn, kết hợp và tổ chức các thành phần khác nhau của học online và học trên lớp. Carman (2002) xác định năm thành phần cơ bản của một khoá blended như sau:
- Live events. Các hoạt động diễn ra cùng lúc (trên lớp hoặc online) dưới sự hướng dẫn của giảng viên. Ví dụ như: bài giảng theo kiểu truyền thống, video conferences, nói chuyện trực tuyến (chat), v.v.
- Self-Paced Learning. Sinh viên tự làm theo tốc độ của riêng mình.
- Collaboration. Sinh viên trao đổi và cùng làm việc với nhau. Ví dụ như: email, diễn đàn, wikis.
- Assessment. Đánh giá xem mức độ học và tiến trình của sinh viên. Đánh giá không chỉ là các bài kiểm tra, quiz và điểm số. Phản hồi của giảng viên, đánh giá portfolio, phản hồi của sinh viên và cảm nhận của giảng viên về hiệu quả của việc học đều là một phần của đánh giá.
- Support Materials. Bao gồm tài liêu tham khảo, diễn đàn FAQ và các tóm tắt. Bất cứ tài liệu nào giúp ích cho duy trì và truyền tải kiến thức.
Thiết kế một khoá blended theo qui trình linh hoạt
Thay đổi kế hoạch?
“Một phần của kế hoạch và biết được những tình huống nào buộc bạn phải thay đổi kế hoạch đó” (Vella 2006)
Một kế hoạch cho một khoá học có thể có nhiều hình dạng khác nhau, tuỳ thuộc vào ngữ cảnh: người học, nơi học và các tài nguyên có sẵn. Nó cũng tuỳ thuộc vào các giá trị giáo dục, lòng tin và các triết lý của đội ngũ thiết kế khoá học. Với nhiều ẩn số như vậy, làm thế nào chúng ta có tìm được tiếng nói chung về việc lên kế hoach?
Câu hỏi căn bản nhất để bắt đầu là, TẠI SAO lại thiết kế một khoá học online. Chúng ta nhấn mạnh vào từ “tại sao” và “thiết kế”. Một câu trả lời hay gặp cho câu hỏi này là đơn giản vì người học ở nhiều nơi khác nhau và một khoá học online có vẻ như là một giải pháp hiển nhiên cho tình huống này. Tuy nhiên, một khoá học online, hay một khoá học có bổ sung thêm các tài nguyên và công cụ liên lạc online, chỉ tăng thêm giá trị giáo dục cho một khoá học truyền thống khi các nguồn tài nguyên sẵn sàng cho người học và người học có cơ hội để học sâu hơn qua thảo luận và chia sẻ. Theo nghĩa này, ranh giới giữa một khoá học online mà một khoá học trên lớp sẽ bị mờ đi. Do đó, câu hỏi “tại sao” sẽ được chuyển từ sử dụng công nghệ để dạy học thành sử dụng công nghệ để cải tiến chất lượng và kinh nghiệm học.
Một câu hỏi triết lý nhưng thực tế hơn là câu hỏi tập trung vào từ “thiết kế”. Điều quan trọng là phải tạo được một CẤU TRÚC trong môi trường ảo (online)? Chúng ta phải thiết kế bao lâu thì bắt đầu cho phép người học tham gia? Những câu hỏi này thật sự thách thức các nhà giáo dục, và nó càng trở nên phức tạp hơn khi thiết kế các khoá học online. Chúng ta tìm sự giúp đỡ ở đâu?
Chúng ta thử xem xét ý kiến của George Siemens dưới đây:
Bằng cách nhận ra rằng học tập là một quá trình lộn xộn, mờ mịt, không theo qui trình, hỗn độn, chúng ta cần xem xét lại cách thiết kế chương trình học của mình.
Hiện tại việc dạy học phần lớn được diễn ra ở các khoá học và các cấu trúc tổ chức và hiển thị thông tin nhân tạo. Bỏ lý thuyết này sang một bên và hướng tới một mô hình kết nối (networked) yêu cầu chúng ta tập trung ít hơn và việc hiển thị thông tin và tập trung nhiều hơn vào việc xây dựng cho người học khả năng tìm kiếm và điều hướng thông tin.
Blogs, wikis, và các platform mở, hợp tác khác đang định hình việc học theo một qui trình hai chiều. Thay vì hiển thị nội dung/thông tin/ kiến thức theo một kiểu tuần tự tuyến tính, người học nên được cung cấp một mảng các công cụ và nguồn thông tin để sử dụng trong việc tạo nên một lộ trình học riêng cho mình. Giảng viên và trường vẫn có thể đảm bảo các thành phần kiến thức quan trọng sẽ được tiếp thu bằng cách tập trung vào việc tạo ra hệ sinh thái kiến thức. Các mối liên kết và quan hệ học sinh có thể tự tạo ra cho mình. (Siemens,2002)
Như vậy, kế hoạch tốt nhất không phải là cái mà có thể đoán trược được các lộ trình học tập của sinh viên mà là cái có thể cung cấp được nhiều cơ hội có thể định nghĩa được mục tiêu của mình và đánh giá. Nói một cách rộng hơn, chúng ta phải thiết kế cho mô hình học tập linh hoạt. Tuy nhiên, trên thực tế, một phương pháp có hệ thống và tuyến tính thường được ưa chuộng vì nó đảm bảo sự ổn định và dễ quản lý và hỗ trợ ở cấp trường. Bằng cách lên kế hoạch cẩn thận cho từng khoá học về mục đích dạy, nội dung, bài tập, bài kiểm tra, mỗi khoá có thể được đánh giá và quản lý về mặt chất lượng một cách chặt chẽ.
Các phương pháp linh hoạt và có hệ thống tượng trưng cho các phía đối lập trên dải quang phổ của việc lên kế hoạch cho khoá học, một phía thì tập trung vào người học (learner-centred) và phía kia thì tập trung vào người dạy. Với mỗi cách tiếp cận, hiển nhiên là sẽ có những điều bạn cần xem xét cho khoá học của mình. Phương pháp có hệ thống đòi hỏi có nhiều tài nguyên, nó có thể có hiệu quả hơn cho việc quản lý chất lượng và cho việc chuẩn bị cũng như hỗ trợ giảng viên. Brent Wilson (1995), một nhà tiên phong trong lĩnh vực e-learning, đã cảnh báo cho những người thiết kế khoá học online về điểm yếu của phương pháp có hệ thống trong suốt thập kỷ qua: một môi trường mà tốt cho việc học không thể được đóng gói trước và định nghĩa. Một phương pháp linh hoạt hơn sẽ mở cửa cho những khả năng dựa trên nhu cầu và mục đích của người học. Tuy nhiên, như Bates và Poole (2003) đã nói “một phương pháp linh hoạt đòi hỏi kỹ năng điêu luyện để có hiệu quả”.
Chúng ta xem xét lại câu hỏi trung tâm ở đây: Chúng ta có thể hướng đến một ngôn ngữ chung để định nghĩa thế nào là lên kế hoạch hay không?
Có rất nhiều mô hình hữu ích để hướng dẫn qui trình thiết kế, mỗi mô hình đều dựa trên các lý thuyết học và cung cấp một tập hợp các hoạt động theo pha (thường có thể chồng chéo một chút) trong quá trình thiết kế. Có một mô hình sẽ trở nên hữu ích cho việc cung cấp một framework để quản lý việc thiết kế khoá học và đảm bảo rằng tất cả các quyết định đều được xem xét chú ý. Hơn nữa, một mô hình tốt thường đi theo chu kỳ sao cho việc đánh giá, nhận xét trên phương diện triển khai luôn được dùng để cải thiện chu kỳ triển khai tiếp theo. Hãy nhớ rằng trong khi các lý thuyết học tập và các mô hình triển khai giúp hướng dẫn công việc, một mô hình “nên chỉ được dùng sao cho nó có thể quản lý được trong một tình huống hoặc một công việc cụ thể”. Nói một cách khác, ngữ cảnh lúc nào cũng là cốt lõi của quá trình lập kế hoạch và thiết kế. Sau đây là bốn bí kíp để chuẩn bị:
- Bắt đầu với một từ ngữ ẩn dụ (metaphor) phù hợp cho việc học. Các ngôn ngữ thường dùng để mô tả e-learning thường bỏ qua khái niệm rằng bản thân việc học tập dùng công nghệ là một trải nghiệm có giá trị. Khi chúng ta nói về “học từ xa”, “dạy học” hay “bao phủ toàn bộ nội dung”, chúng ta đang áp đặt một dụng ý và một framework cho việc học mà liên quan rất ít đến người học.
- Trọng tâm phải là việc học đầu tiên, thứ đến mới là công nghệ hỗ trợ việc học. Hãy nghĩ đến việc đầu tiên trong quá trình lên kế hoạch của bạn là làm sao để việc học, chứ không phải là công nghệ, luôn ở trung tâm của qui trình thiết kế. Hãy mời các đồng nghiệp có kinh nghiệm tham gia vào qui trình thiết kế để bạn có thể triển khai được kế hoạch và tận dụng được tài năng của họ.
- Tạo ra được một trải nghiệm học tập online tốt đòi hỏi rất nhiều nỗ lực. Trong khi hầu hết các hướng dẫn về lập kế hoach đều giống nhau cho thiết kế khoá học truyền thống cũng như online, “qui trình lên kế hoạch cho một khoá e-learning chất lượng cao thường là phức tạp và mất thời gian hơn nhiều so với dạy học theo kiểu truyền thống” (Anderson & Elloumi, 2004).
- Ngữ cảnh là vua! Bạn có thể chọn một mô hình giảng dạy phù hợp cho dự án của bạn cũng như quan điểm của bạn về việc dạy và học, nhưng hãy luôn sẵn sàng thay đổi mô hình của bạn cho phù hợp với ngữ cảnh.
Hy vọng các bạn có một số định hướng tốt để bắt đầu thiết kế một khoá blended learning cho mình và tiếp tục theo dõi các bài viết trong chủ đề về “BlendSmart” này